Home / Kiến Thức Về Motor Điện / Hướng Dẫn Lắp Sơ Đồ Điện Trong Nhà 2 Tầng Cực Đơn Giản

Hướng Dẫn Lắp Sơ Đồ Điện Trong Nhà 2 Tầng Cực Đơn Giản

Sơ đồ đi dây điện trong nhà cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng. Hướng dẫn cách đi dây điện trong nhà theo kỹ thuật đi dây điện âm tường. Dành cho các hộ gia đình đang chuẩn bị xây mới nhà, hoặc sửa chữa cải tạo hệ thống điện. Tham khảo từ các chuyên gia của Công ty Cổ phần Standa Việt Nam.

Sơ đồ đi dây điện trong nhà

Hiện nay các gia đình xây dựng nhà mới đang sử dụng hai phương pháp là đi dây nổi và đi dây chìm (dây ngầm). Vì mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng, các gia đình nên lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp để vừa đảm bảo an toàn vừa tiết kiệm chi phí.
Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ưu, nhược điểm của từng cách đi dây điện trong nhà.

Đi dây điện nổi

Đây là hình thức bọc dây điện trong các ống nhựa tròn hoặc dẹt và ốp lên bề mặt tường, trần nhà. Từ đó đường dây được dẫn từ mạng điện bên ngoài vào trong nhà và phân chia tới các phòng. Đường dây nổi có thể lắp đặt sau khi ngôi nhà được xây dựng hoàn tất.

Ưu điểm

– Chi phí lắp đặt không quá lớn
– Tiện lợi cho sửa chữa điện, khắc phục sự cố
– Dễ dàng thay đổi (loại bỏ, thêm, bớt) đường dây để phù hợp với nhu cầu gia đình.
– Không cần thiết kế sơ đồ đường dây trước khi xây dựng

Nhược điểm

– Tính thẩm mĩ không cao
– Bố trí không hợp lý sẽ rối loạn và ảnh hưởng đến không gian sử dụng
– Lại sử dụng các đường ống dẫn hoăc dán dây trực tiếp và chôn xuống đất hoặc trong tường nhà. Hệ thống dây điện đi theo các đường ống đó tới các khu vực khác nhau. Hệ thống điện được lắp đặt ngay từ lúc bắt đầu xây dựng ngôi nhà, ngôi nhà được thi công đến đâu thì các ống dẫn đường dây được lắp đặt ngay sau đó.

Đi dây điện chìm

Phương pháp này sử dụng các đường ống dẫn hoăc dán dây trực tiếp và chôn xuống đất hoặc trong tường nhà. Hệ thống dây điện đi theo các đường ống đó tới các khu vực khác nhau.
Hệ thống điện được lắp đặt ngay từ lúc bắt đầu xây dựng ngôi nhà, ngôi nhà được thi công đến đâu thì các ống dẫn đường dây được lắp đặt ngay sau đó.
Việc thiết kế hệ thống điện âm tường theo sơ đồ mạch điện nhà ở trong mõi trường hợp là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào mẫu thiết kế nhà, cách bài trí và sắp xếp của gia chủ.

                            Đi dây điện chìm trong nhà

Ưu điểm

– Tiết kiệm không gian, tăng thêm vẻ đẹp, yếu tố thẩm mĩ
– Tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài
>>> Xem qua ổn áp Standa 15KVA dành cho gia đình có nhiều thiết bị điện

Nhược điểm

– Chi phí lắp đặt cao
– Cần thiết kế sơ đồ lắp đặt trước khi xây dựng và lưu bản vẽ thiết kế điện
– Việc sửa chữa, khắc phục sự cố  phức tạp

Kinh nghiệm đi dây điện trong nhà

  • Sử dụng dây dẫn có chất lượng tốt, tính toán tiết diện dây dẫn phù hợp với nhu cầu sử dụng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ các đơn vị cung cấp có uy tín trên thị trường
  • Bắt buộc phải có ống luồn dây điện có khả năng chịu lực, chống thấm nước
  • Đi dây ở những nơi khô ráo, tránh gần nguồn nhiệt độ cao
  • Các loại dây giống nhau nên có màu giống nhau: dây lửa, dây mát, dây tiếp đất
  • Tránh đi dây chìm ở những nơi có thể có khả năng sẽ đóng đinh, khoan lỗ…
  • Chia đường điện thành nhiều nhánh để dễ thao tác, ngắt điện khi sửa chữa hoặc thay thế khi cần thiết
  • Lắp đặt aptomat cho hệ thống điện : 1 aptomat tổng cho cả nhà,1 aptomat tổng cho từng tầng và các aptomat riêng cho từng phòng)
  • Sử dụng nắp bảo vệ hoặc phích cắm giả đối với các ổ điện để đề phòng trẻ nhỏ.
  • Lắp đặt thêm cầu dao chống rò( ELCB) sau cầu dao tự động (MCB) trong hệ thống điện
  • Không được lắp đặt mạng điện tùy tiện khi không có kiến thức về đấu nối mạch điện.
  • Không lắp đường dây điện chung ống với dây cáp tivi, đường dẫn internet sẽ làm nhiễu tín hiệu cho các thiết bị đầu thu
  • Không nối tắt dây điện ở các đường trục chính,chỉ được đấu nối trong hộp box hoặc hộp nối

Xem thêm: Công Dụng Tuyệt Vời Của Contactor 90% Thợ Điện Không Biết

Hướng Dẫn Lắp Sơ Đồ Điện Trong Nhà 2 Tầng Cực Đơn Giản
Rate this post

Check Also

Giải Mã Nguồn Điện Áp, Nguồn Dòng, Điện Trở Nguồn Là Gì?

Nếu một phần tử tự nó hay khi chịu các tác động không có bản …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *