Home / Kiến Thức Về Motor Điện / Nguồn Tổ Ong Là Gì, Cấu Tạo, Nguyên Lý Và Ứng Dụng

Nguồn Tổ Ong Là Gì, Cấu Tạo, Nguyên Lý Và Ứng Dụng

Nguồn tổ ong là một loại nguồn mới xuất hiện nhưng đã có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Vậy nguồn tổ ong là gì? Cấu tạo và ứng dụng của loại nguồn tổ ong ra sao? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết về nguồn tổ ong dưới đây.

Nguồn tổ ong là gì?

Nguồn tổ ong hay còn được biết tới với tên gọi là nguồn xung. Giống như tên gọi, loại nguồn này có hình dạng các lỗ thông hơi có chức năng thoát nhiệt hình lục giác giống như hình dáng của những chiếc tổ ong. Vì thế, người ta còn gọi với cái tên nguồn tổ ong để dễ phân biệt và nhận biết.

Nguồn tổ ong được sử dụng với mục đích biến đổi nguồn điện xoay chiều sang nguồn điện 1 chiều. Việc này được thực hiện thông qua chế độ dao động xung được tạo ra bằng một mạch điện tử với một biến áp xung.

IFrameHiện nay, không phải thiết bị điện tử nào cũng sử dụng được điện áp xoay chiều 220V. Nguồn xung với tác dụng biến đổi nguồn điện sẽ biến đổi nguồn điện xoay chiều thành các nguồn điện như mong muốn. Qua đó giúp thiết bị hoạt động tốt và an toàn.

Cấu tạo của nguồn xung

Sau khi đã tìm hiểu nguồn tổ ong là gì, chúng ta hãy cùng khám phá cấu tạo của loại nguồn hữu ích này nhé.

Biến áp xung

Một chiếc nguồn tổ ong thông thường sẽ được cấu tạo từ 6 bộ phận. Trước tiên đó là biến áp xung. Đây là bộ phận quan trọng nhất, trực tiếp biến đổi từ nguồn điện xoay chiều sang điện một chiều.

Biến áp xung có cấu tạo gồm các cuộn dây được quấn đều trên một lõi từ. Cấu tạo này giống như biến áp thông thường. Tuy nhiên, trong khi các loại biến áp khác sử dụng lõi thép kỹ thuật điện thì biến áp xung sử dụng lõi ferit. Cấu tạo này giúp biến áp xung cho công suất lớn hơn biến áp thường rất nhiều lần dù có cùng một cấu tạo và kích thước.

IFrame

Biến áp xung cũng có ưu điểm là hoạt động tốt ở cả dài tần cao. Trong khi biến áp thông thường chỉ hoạt động được ở dải tần thấp. Sự khác biệt này giúp biến áp xung được sử dụng ngày càng phổ biến hơn. Có thể nói, biến áp xung là một trong những thành phần cấu tạo quan trọng của nguồn tổ ong là gì.

Các bộ phận khác của nguồn xung

Khi tìm hiểu về nguồn tổ ong là gì, chúng ta cũng cần biết thêm về các bộ phận khác của nguồn xung. Ngoài ra, nguồn tổ ong còn có cầu chì. Đây là bộ phận có tác dụng bảo vệ mạch nguồn khi mạch nguồn bị ngắn mạch.

Ngoài ra, để biến đổi điện áp xoay chiều thành một chiều, nguồn tổ ong còn cần đến cuộn chống nhiễu, diode chỉnh lưu và đặc biệt là tụ lọc sơ cấp. Tụ lọc sơ cấp có nhiệm vụ tích trữ điện áp sau khi được biến đổi. Sau đó, lượng điện áp này sẽ được dùng để cung cấp năng lượng cho cuộn sơ cấp của máy biến áp xung.

Tiếp theo đó là sò công suất. Bộ phận này là một loại linh kiện bán dẫn. Trong nguồn tổ ong, sò công suất sẽ được dùng như một loại công tắc chuyển mạch. Bộ phận này có tác dụng đóng điện từ chân nguồn dương của tụ lọc sơ cấp. Sau đó chuyển vào cuộn dây thứ cấp của biến áp xung. Cuối cùng chuyển xuống mass.

Nguồn tổ ong còn được cấu tạo từ tụ lọc thứ cấp. Bộ phận này có nhiệm vụ tích trữ năng lượng điện từ cuộn thứ cấp. Sau đó chuyển tới tải tiêu thụ.

Bộ phận cuối cùng của nguồn tổ ong đó là IC quang và IC TL431. Đây là 2 bộ phận có tác dụng tạo ra một điện áp cố định. Qua đó không chế điện áp để ổn định theo mong muốn. 2 loại IC này còn có nhiệm vụ khống chế dao động đóng cắt điện vào cuộn sơ cấp của biến áp. Sau đó cho ra điện áp ở bên thứ cấp đạt yêu cầu.

Có thể thấy, mỗi bộ phận của nguồn tổ ong đều có một nhiệm vụ và chức năng riêng. Tuy nhiên, sau các bước, cuối cùng nguồn tổ ong sẽ cho ra loại điện một chiều theo mong muốn. Vậy loại nguồn này có những ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm và nhược điểm của nguồn tổ ong là gì? Có nên sử dụng loại nguồn này hay không?

Ưu điểm và nhược điểm của nguồn tổ ong

Với thiết kế đơn giản và nhiều công dụng hữu ích, nguồn xung có ưu điểm là gọn nhẹ. Đồng thời, giá thành của nguồn xung cũng tương đối rẻ. Loại nguồn này còn có thể tích hợp được với các thiết bị nhỏ gọn và cho hiệu suất cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, nguồn xung còn có một số nhược điểm. Mặc dù có thiết kế không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi kỹ thuật cao. Đồng thời, việc sửa chữa loại nguồn này cũng tương đối khó khăn. Vì thế gây ra nhiều khó khăn cho những người mới học.

Bên cạnh đó, do được cấu tạo chủ yếu bằng các linh kiện bán dẫn nên tuổi thọ của nguồn xung thường không cao. Đặc biệt, khi chạy quá tải, loại nguồn này thường bị mất ổn định dẫn tới nguy cơ cháy nổ cao.

Có nên sử dụng nguồn tổ ong hay không?

Chúng ta đã tìm hiểu xong nguồn tổ ong là gì, cũng như cấu tạo và ưu – nhược điểm của nó. Trước những ưu và nhược điểm như vậy, nhiều người thắc mắc rằng, có nên sử dụng nguồn tổ ong hay không?

Mặc dù có tuổi thọ thấp nhưng loại nguồn này lại có giá thành tương đối rẻ. Vì thế nó vẫn được sử dụng tương đối phổ biến. Đặc biệt là nguồn 12V – 5A. Đây là loại nguồn được sử dụng rất nhiều trong các hộ gia đình cũng như trong nhà máy. Loại nguồn này rất thích hợp với các loại đèn led hay camera.

Đặc biệt, với khả năng biến đổi điện xoay chiều thành một chiều, nguồn tổ ong đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về nguồn tổ ong rồi. Hy vọng qua bài viết này, các em có thể tự trả lời câu hỏi: nguồn tổ ong là gì, cũng như cấu tạo và ưu nhược điểm của nó. 

Từ khóa liên quan:

sơ đồ mạch nguồn tổ ong
cấu tạo nguồn tổ ong
nguồn tổ ong 12v

Nguồn Tổ Ong Là Gì, Cấu Tạo, Nguyên Lý Và Ứng Dụng
Rate this post

Check Also

Giải Mã Nguồn Điện Áp, Nguồn Dòng, Điện Trở Nguồn Là Gì?

Nếu một phần tử tự nó hay khi chịu các tác động không có bản …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *