Home / Kiến Thức Về Motor Điện / Quang Điện Trở Là Gì, Nguyên Lý, Cấu Tạo, Cách Hoạt Động

Quang Điện Trở Là Gì, Nguyên Lý, Cấu Tạo, Cách Hoạt Động

QUANG ĐIỆN TRỞ (PHOTORESISTANCE): Là điện trở có trị số càng giảm khi được chiếu sáng càng mạnh. Điện trở tối (khi không được chiếu sáng – ở trong bóng tối) thường trên 1M, trị số này giảm rất nhỏ có thể dưới 100Ω khi được chiếu sáng mạnh

Nguyên lý làm việc:

Quang trở làm bằng chất bán dẫn trở kháng cao, và không có tiếp giáp nào. Trong bóng tối, quang trở có điện trở đến vài . Khi có ánh sáng, điện trở giảm xuống mức một vài trăm Ω [2].

Hoạt động của quang trở dựa trên hiệu ứng quang điện trong khối vật chất. Khi photon có năng lượng đủ lớn đập vào, sẽ làm bật electron khỏi phân tử, trở thành tự do trong khối chất và làm chất bán dẫn thành dẫn điện. Mức độ dẫn điện tuỳ thuộc số photon được hấp thụ.

Tuỳ thuộc chất bán dẫn mà quang trở phản ứng khác nhau với bước sóng photon khác nhau. Quang trở phản ứng trễ hơn điốt quang, cỡ 10 ms, nên nó tránh được thay đổi nhanh của nguồn sáng

Ứng dụng của quang điện trở

Quang trở được dùng làm cảm biến nhạy sáng trong các mạch dò sáng tối để đóng cắt đèn chiếu sáng.

Dàn nhạc có guitar điện thì dùng quang trở để nhận biết độ sáng từ dàn đèn màu nhạc để tạo hiệu ứng âm thanh.

Trong thiên văn hồng ngoại và quang phổ hồng ngoại, hợp chất Gecu được chế thành bảng photocell làm cảm biến ảnh.

Mạch báo động:

Khi quang trở được chiếu sáng (trạng thái thường trực) có điện trở nhỏ, điện thế cổng của SCR giảm nhỏ không đủ dòng kích nên SCR ngưng. Khi nguồn sáng bị chắn, R tăng nhanh, điện thế cổng SCR tăng làm SCR dẫn điện, dòng điện qua tải làm cho mạch báo động hoạt động.

Người ta cũng có thể dùng mạch như trên, với tải là một bóng đèn để có thể cháy sáng về đêm và tắt vào ban ngày. Hoặc có thể tải một relay để điều khiển một mạch báo động có công suất lớn hơn.

Quang Điện Trở Là Gì, Nguyên Lý, Cấu Tạo, Cách Hoạt Động
5 (100%) 1 vote

Check Also

Giải Mã Nguồn Điện Áp, Nguồn Dòng, Điện Trở Nguồn Là Gì?

Nếu một phần tử tự nó hay khi chịu các tác động không có bản …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *