Home / Kiến Thức Về Motor Điện / Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chống Mất Pha Điện Áp 3 Pha

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chống Mất Pha Điện Áp 3 Pha

Với mạng điện công nghiệp 3 Phase thì hiện tượng mất một hoặc nhiều pha, thấp áp, quá áp, thứ tự pha… Sẽ xảy ra như cơm bữa và sau đó thường dẫn theo hư hại nhiều máy móc hoặc giảm tuổi thọ của thiết bị.

Với yêu cầu đó nhiều nhà sản xuất đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm để bảo vệ rất nhỏ gọn và tính năng cao như Schneider, Samwha, JKN, Mirko, Selec…

Bảo vệ mất pha thường được phân ra 2 dòng: Bảo vệ theo nguyên lý điện áp và bảo vệ theo nguyên lý dòng

Nhưng về cách đấu lắp thì thường sẽ giống nhau như sau:

Hình 1: Sơ đồ đấu rơle bảo vệ mất pha theo nguyên lý điện áp

GIẢI THÍCH:

MC bên tay trái là 3 tiếp điểm động lực của contactor
MC bên tay phải là tiếp điểm A1-A2 của cuộn hút (cuộn coil) Contactor
R, S, T sẽ được đấu vào 3 pha
Load là tải (thiết bị sử dụng)
Ở phần điều khiển mình sẽ sử dụng tiếp điểm thường đóng (98, 95) nối như trong hình khi rờ le phát hiện mất pha thì sẽ chuyển thành thường hở ngắt cuộn hút của contactor ra và ba tiếp điểm thường hở của contactor sẽ ngắt tải ra để tránh hư hại cho tải.

Hình 2: Sơ đồ đấu rơle bảo vệ  mất pha theo nguyên lý dòng điện

GIẢI THÍCH:

M là tải (Động cơ hoặc thiết bị điện)
EOCR là rơle bảo vệ mất pha
Tr là biến áp từ 380 xuống 220V. Nếu mình có nguồn 220V rồi thì công cần sử dụng tới tới biến áp này
MC bên tay trái là 3 tiếp điểm động lực của contactor
MC bên tay phải là tiếp điểm A1-A2 của cuộn hút (cuộn coil) Contactor
Ở phần điều khiển mình sẽ sử dụng tiếp điểm thường hở (98, 95) nối như trong hình
Cấp A1-A2 (Nguồn nuôi của rơle mất pha) như hình
Trong 3 phase mình sẽ móc 2 dây động lực đi qua 2 biến dòng của rơle như hình 2

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chống Mất Pha Điện Áp 3 Pha
Rate this post

Check Also

Giải Mã Nguồn Điện Áp, Nguồn Dòng, Điện Trở Nguồn Là Gì?

Nếu một phần tử tự nó hay khi chịu các tác động không có bản …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *